3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng: Sự thay đổi xưa và nay

Trong nền kinh tế đầy tính cạnh tranh hiện nay, việc các ngân hàng làm ăn thua lỗ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vào năm 2015, đã xảy ra thương vụ thu mua nổi tiếng, đó là việc 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng đầu tiên ở nước ta. Vậy sau những thương vụ thu mua lịch sử này số phận 3 ngân hàng trên ra sao?

Sau khi được ngân hàng Nhà nước thu mua thành công, tốc độ phát triển của 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng đã có sự chuyển biến tích cực. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau cùng chúng tôi nhé

1. Tình hình 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng tại thời điểm chuyển giao

 

3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng

3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng

Xem thêm: Tìm hiểu về ngân hàng Kookmin Hàn Quốc

Ngân hàng Xây dựng (VNCB)

Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam bị Ngân hàng Nhà nước thu mua lại bắt buộc toàn bộ số cổ phần với mức giá 0 đồng kể từ ngày 02/02/2015.

VNCB là tiền thân của ngân hàng Đại Tín. Vào cuối năm 2012, ngân hàng này bị liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém với mức lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2013, con số này đã lên đến 11.348 tỷ đồng và tăng đến 27.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014.

Theo ngân hàng Nhà nước thì vào thời điểm này không có bất kỳ một nhà đầu tư nào có ý định mua lại ngân hàng Xây dựng và theo cơ sở định giá thì mức mua lại là 0 đồng với giá trị thực âm hơn 80.000 đồng/cổ phiếu.

Trước thời điểm bị mua lại, VNCB đã có tổng cộng 551 cổ đông, trong đó có 6 cổ đông pháp nhân và tới 545 cổ đông thế nhân.

Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)

Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là trường hợp ngân hàng thứ 2 được Ngân hàng Nhà nước thu mua với mức giá 0 đồng kể từ ngày 25/04/2015.

OceanBank là tiền thân của Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Vào năm 2007, ngân hàng này chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và phát triển rất nhanh cho đến năm 2010.

Từ cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện ra rất nhiều sai phạm tại ngân hàng này. Với số vốn điều lệ âm và tự thân ngân hàng đã không còn đủ khả năng để bù đắp lại số vốn này.

Ngày 25/04/2015, ngân hàng Nhà nước đã tiến hành mua bắt buộc toàn bộ số cổ phần hiện hữu của OceanBank và tiến hành tái cơ cấu lại ngân hàng này.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 100% vốn điều lệ của OceanBank và chấm dứt hoàn toàn các quyền lợi của các cổ đông hiện hữu tại ngân hàng này và thực hiện chỉ định ngân hàng VietinBank tham gia công tác quản trị OceanBank.

Trước khi bị thu mua, các cổ đông lớn của ngân hàng gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH VNT, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà.

Xem thêm: Thông tin mã chứng khoán ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)

Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu GPBank là ngân hàng thứ 3 bị Ngân hàng Nhà nước thu mua lại bắt buộc toàn bộ số cổ phần với mức giá 0 đồng từ ngày 07/07/2015.

Theo các báo cáo tài chính năm 2014, tính đến thời điểm 02/04/2015, tổng số tiền lỗ lũy kế của GPBank đã lên đến 12.280 tỷ đồng, số dư nợ vay giảm mạnh chỉ còn 6.669 tỷ đồng.

Do không thể tự khắc phục được tình hình tài chính, ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc GPBank toàn bộ số cổ phần với mức giá 0 đồng kể từ ngày 07/07/2015.

Trước khi bị thu mua lại, các pháp nhân nắm giữ khoảng 27% số cổ phần của ngân hàng. Hai tổ chức đã nắm giữ trên 5% cổ phần bao gồm Công ty Cổ phần Quản lý Qũy đầu tư FPT và Công ty chứng khoán của một ngân hàng Thương mại Cổ phần quốc doanh.

Xem thêm: Mã chứng khoán ngân hàng Dầu khí trên sàn giao dịch hiện nay là gì?

2. Sự lột xác của 3 ngân hàng hiện nay

Sau khi đã được ngân hàng Nhà nước tiến hàng thu mua và giao cho các ngân hàng VietinBank, Vietcombank tham gia hỗ trợ và quản lý, thực hiện tái cơ cấu và đổi tên các ngân hàng này thành Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo ngân hàng nhà nước, tính đến thời điểm hiện tại những hoạt động của 3 ngân hàng trên đều đã ổn định. Điều đó được thể hiện qua việc không xuất hiện nợ xấu, tiền gửi mới được gia tăng, quản trị điều hành được củng cố lại.

Ngân hàng GPBank

Ngân hàng GPBank được thực hiện chuyển đổi mô hình tính từ này 07/07/2015. Sau khi thực hiện thay đổi, ngân hàng vẫn giữ nguyên tên gọi GPBank những logo thương hiệu đã được thay đổi với màu vàng xanh chủ đạo.

Tính đến tháng 6/2019, số dư huy động vốn của GPBank trên thị trường đã tăng một cách đáng kể so với đầu năm 2019, thanh khoản dồi dào. Song song với hoạt động huy động vốn, các chỉ tiêu: dư nợ cho vay và phát triển khách hàng mới đều ổn định qua từng tháng.

3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng

Khách hàng thực hiện giao dịch tại GPBank

Xem thêm: Tìm hiểu về ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân hàng xây dựng (CBBank)

Ngân hàng xây dựng là ngân hàng có sự thay đổi vượt bậc nhất trong số 3 ngân hàng kể trên.

Sau khi được thu mua lại và chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng TNHH một thành viên từ ngày 05/03/2015 và được đổi tên là ngân hàng CBBank với logo thương hiệu màu vàng và xanh nước biển là màu chủ đạo.

Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng được giao hỗ trợ và cải cách CBBank. Đến nay, ngân hàng này đã có mạng lưới hoạt động gồm 112 chi nhánh/phòng giao dịch trên cả nước với hơn 1.500 nhân sự cùng số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng.

Ước tính đến hết năm 2019, CBBank đạt tổng tài sản trên 20.000 tỷ đồng; huy động vốn tăng ròng gần 4.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018; doanh số tín dụng tăng ròng trên 1.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018. Đặc biệt số liệu luỹ kế tính đến 30/11/2019 đạt trên 5.500 tỷ đồng đối với nhóm nợ thu hồi theo bản án và trên 800 tỷ đồng thu hồi nhóm nợ nhỏ lẻ.

Đến nay, ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động trên tất cả các mảng dịch vụ tài chính, huy động vốn, …

3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng

Khách hàng thực hiện giao dịch tại CBBank

Ngân hàng OceanBank

Ngân hàng OceanBank được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương do Nhà nước sở hữu với số vốn điều lệ ban đầu là 4.000 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động hơn 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch trên toàn quốc cùng 2.500 nhân viên.

Trong số 3 ngân hàng được Nhà nước thu mua lại với giá 0 đồng thì OceanBank được đánh giá cao nhất trong năm 2019, hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu vượt 47% kế hoạch trình ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tổng huy động vốn tăng so với thời điểm 06/5/2015, trong đó huy động khách hàng bán lẻ đã tăng 52%; Cho vay khách hàng bán lẻ tăng lên đến 247%. Trong đó, gần 90% là cho vay vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh; nhu cầu mua nhà thiết yếu… Năm 2020, OceanBank tiếp tục xây dựng mô hình hoạt động kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí tín dụng an toàn…

3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng

Khách hàng thực hiện giao dịch tại OceanBank

Đến nay, 3 ngân hàng đã bị mua lại với mức giá 0 đồng đã có sự lột xác rất ngoạn mục và hiện nay đều đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Mỗi ngân hàng đều đã có được số lượng khách hàng tin tưởng và thực hiện các giao dịch tại ngân hàng rất đông đảo và nhận được nhiều sự yêu mến từ khách hàng.