Thư tín dụng được hiểu đơn giản là một loại chứng từ, được dùng chủ yếu trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên nhập khẩu (bên mua) cam kết với bên bán (bên nhập khẩu) sẽ trả một số tiền nhất định trong thời gian nhất định nếu bên bán đáp ứng đầy đủ các điều kiện đề ra trong thư.
Phân biệt các loại thư tín dụng
Thư tín dụng được chia thành 2 loại chính là: Thư tín dụng cơ bản và thư tín dụng đặc biệt
Thư tín dụng cơ bản
Thư tín dụng trả ngay/Thư tín dụng kỳ hạn (Sight or Term/Usance)
Loại thư tín dụng này cho phép bên bán (bên xuất khẩu) được thanh toán ngay lập tức sau khi xuất trình được các chứng từ trong thư (đối với loại “sight letter of credit”) hoặc sẽ được thanh toán vào một ngày đã được định sẵn trong hợp đồng mua bán (đối với loại “term/usance letter of credit”)
Thư tín dụng kỳ hạn quy định bên bán được thanh toán vào thời điểm được quy định trong hợp đồng
Thư tín dụng có thể hủy ngang/Thư tín dụng không thể hủy ngang (Revocable/irrevocable)
- Thư tín dụng có thể hủy ngang là loại thư có thể bị ngân hàng hủy bỏ hoặc sửa đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo cho bên bán. Đây là loại thư không phổ biến vì nó không đảm bảo chắc chắn được quyền lợi cho bên bán.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang là loại thư không thể bị hủy bỏ sửa đổi mà không có sự đồng ý của các bên liên quan.
Một điểm cần chú ý rằng nếu thư tín dụng không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006)
Thư tín dụng không thể hủy ngang quy định thư không thể bị hủy hay sửa đổi nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan
Thư tín dụng xác nhận (Confirmed)
Thư tín dụng đã được xác nhận là thư tín dụng không thể hủy ngang và được 1 ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng phát hành thư tín dụng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng này xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán cho bên bán nếu ngân hàng phát hành không thanh toán được.
Thư tín dụng đặc biệt
Ngoài các loại thư tín dụng cơ bản trên thì còn có các loại thư tín dụng đặc biệt đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các bên.
Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause letter of credit)
Thư tín dụng này thường kết hợp với 1 điều khoản thường được viết bằng màu đỏ với nội dung ủy quyền cho ngân hàng đóng vai trò là bên thương lượng hoặc bên thanh toán cho người bán trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ-con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn bị hàng hóa.
Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irrevocable Transferable letter of credit)
Thư tín dụng có thể chuyển nhượng cho phép bên bán giữ vai trò như là bên trung gian chuyển nhượng quyền của họ theo thư tín dụng cho một bên khác hoặc các bên khác, có thể là nhà cung cấp.
Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-back letter of credit)
Mặc dù không được đề cập trên thư tín dụng tuy nhiên thuật ngữ “giáp lưng” được sử dụng trong giao dịch liên quan đến thư tín dụng không thể hủy ngang.
Các loại giao dịch này bắt nguồn từ việc bên bán nhận được thư tín dụng với nội dung hàng hóa phải được lấy từ bên thứ ba, vậy nên bên bán phải yêu cầu thư tín dụng. Ngân hàng phát hành thứ hai sẽ đến tìm ngân hàng phát hành thứ nhất để được hoàn trả tiền sau khi thanh toán theo thư tín dụng thứ hai.
Trong giao dịch giáp lưng, nhiều loại thư tín dụng có thể được phát hành. Tuy nhiên vì cá vấn đề về kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình giao dịch nên ngân hàng không khuyến khích sử dụng hình thức này.
Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment letter of credit)
Theo thư tín dụng trả chậm, bên mua không cần thanh toán trước ngày được ấn định theo điều khoản trong thư tín dụng.
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit):
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, chỉ có giá trị khi một thư tín dụng khác đối ứng với nó được mở. Loại thư tín dụng đối ứng được sử dụng trên cơ sở hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hóa.
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit):
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng hết kim ngạch hoặc hết hiệu lực của thư tín dụng thì nó có lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy thư tín dụng tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Loại thư tín dụng này thường được áp dụng khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Nếu sử dụng thư tín dụng này tổ chức nhập khẩu sẽ không bị động vốn và giảm được phí tổn do việc mở thư tín dụng.
Mẫu thư tín dụng đối ứng
Thư tín dụng dự phòng (Stand-by letter of credit)
Thư tín dụng dự phòng có thể được áp dụng chung cho các giao dịch dựa trên khái niệm không thực hiện được (default) của bên mua trong việc thực hiện hiện đồng hoặc nghĩa vụ. Trong trường hợp vỡ nợ, người bán được phép ký phát theo thư tín dụng
Hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế là điều tất yếu để phát triển kinh tế. Những thông tin trên sẽ có ích đối với những ai buôn bán giao dịch đặc biệt là thanh toán quốc tế qua thư tín dụng. Ngoài ra phân biệt các loại thư tín dụng và từng đặc điểm của chúng cũng giúp cho quá trình mua bán được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn hơn.