Nên đầu tư bao nhiêu tiền vào ngân hàng là hợp lý nhất?

Tại sao nhiều người vẫn ưu tiên chọn đầu tư tiền vào ngân hàng?

Mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng khá thấp, chỉ khoảng 4-7% tùy kỳ hạn và số tiền gửi nhưng đến nay gửi tiết kiệm vẫn là kênh tiết kiệm kết hợp đầu tư được nhiều người lựa chọn nhất bởi sự an toàn và ổn định. Ngoài ra còn rất nhiều ưu điểm khác khi đầu tư tiền vào ngân hàng:

An toàn: Ngân hàng là tổ chức được người dân tin tưởng và được đánh giá có mức độ an toàn khá cao, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh (do Nhà nước tổ chức kinh doanh). Người gửi tiền không chỉ an tâm với thủ tục, hồ sơ theo quy trình khắt khe của ngân hàng mà còn được đảm bảo với bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ và Bộ, Ngành.

thebank_thebank_nendautubaonhieutienvaonganhanglahoplynhat_1548998215

Ổn định: Không chỉ an tâm với số tiền tiết kiệm, người gửi còn được đầu tư sinh lời với mức lợi nhuận ổn định. Mức lãi suất của gửi tiết kiệm khoảng 4% - 7%/năm tùy theo kỳ hạn và số tiền gửi, tuy không cao như nhiều hình thức khác nhưng luôn đảm bảo chắc chắn số lãi mà người gửi được nhận. Với khách hàng gửi số tiền lớn, kỳ hạn dài và chọn hình thức tiết kiệm bậc thang vẫn có thể nhận mức lãi suất cao lên tới 7,5% hoặc 8,5%.

Linh hoạt: Tính linh hoạt của hình thức gửi tiết kiệm được thể hiện trên rất nhiều phương diện. Đó là hình thức dành cho mọi đối tượng già, trẻ hay giàu, nghèo đều có thể gửi. Số tiền gửi linh hoạt có thể từ 500 nghìn đồng đến số tiền không giới hạn, bên cạnh đó số tiền gửi có thể thay đổi tăng giảm hoặc ngừng gửi theo nhu cầu cá nhân. Đa dạng các kỳ hạn gửi từ 1 tuần, 1 tháng đến 36 tháng hoặc vài năm giúp người gửi dễ dàng đầu tư theo nhu cầu. Hơn nữa các hình thức gửi rất tiện lợi, khách hàng có thể chọn gửi trực tiếp tại văn phòng giao dịch hoặc gửi online hoặc chọn cả hai hình thức.

Nên đầu tư bao nhiêu tiền vào ngân hàng là hợp lý nhất?

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu và PGS.TS. Ngô Trí Long trên báo Zing.vn, gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn nhất. Tuy nhiên là một người đầu tư không thể quên nguyên tắc “Không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” vì thế trước khi đầu tư vào ngân hàng nên cân nhắc số tiền bao nhiêu thì hợp lý.

thebank_thebank_nendautubaonhieutienvaonganhanglahoplynhat3_1548998215

Tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu, mỗi cá nhân có những khoản tiết kiệm và đầu tư khác nhau, có thể là 10% tổng thu nhập nhưng có thể lên đến 50% tổng thu nhập. Nhưng với số tiền đó chỉ nên dành khoảng 30% để gửi tiết kiệm ngân hàng. Bởi vì mặc dù gửi tiết kiệm là kênh tiết kiệm an toàn và đầu tư sinh lời ổn định nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu bảo vệ và gia tăng tài sản lớn trong tương lai. Ví dụ, hàng tháng bạn để dành 3 triệu thì chỉ nên gửi tiết kiệm khoảng 1 triệu và số tiền còn lại nên đầu tư vào những kênh khác.

Số tiền tiết kiệm còn lại nên đầu tư vào đâu là hợp lý nhất?

Cuộc sống có nhiều rủi ro nên chúng ta cần thận trọng trong cả việc tiết kiệm và đầu tư. Khi bạn đa dạng các kênh tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn trước những biến cố bất ngờ xảy ra. Tùy vào nhu cầu và mục tiêu trong tương lai mà bạn có thể sử dụng 70% số tiền dành dụm còn lại vào các kênh khác như bất động sản, chứng khoán, kinh doanh, bảo hiểm….

thebank_thebank_nendautubaonhieutienvaonganhanglahoplynhat2_1548998215

Trong đó, bảo hiểm nhân thọ là kênh được khuyên nên đầu tư ưu tiên trước khi đầu tư các kênh khác bởi yếu tố bảo vệ là quan trọng nhất. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ bạn và gia đình được bảo vệ trước những rủi ro bất ngờ như ốm đau nằm viện, tai nạn, thương tật, bệnh hiểm nghèo... và có nền tảng tài chính vững vàng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời bạn vẫn có thể tích lũy và đầu tư gia tăng tài sản cho những mục tiêu lớn trong tương lai.

Nếu số tiền dành dụm hàng tháng không nhiều bạn nên nghĩ đến ngay việc tham gia bảo hiểm đầu tư bởi đây là cách thức bảo vệ rủi ro tích hợp cả yếu tố tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Nếu số tiền dành dụm khá dư dả, bạn nên dành 50% vào bảo hiểm nhân thọ, 30% đầu tư tiền vào ngân hàng và 20% còn lại để đầu tư các kênh khác.

Theo thebank.vn