Cụm từ chứng khoán ngân hàng thời gian xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ cơ quan cho đến trường học, gia đình, các con phố, thậm chí là vùng thôn quê, đâu đâu cũng thấy đề cập đến vấn đề này. Vậy cụ thể thì chứng khoán ngân hàng là gì? Hiện nay, chứng khoán ngân hàng có mấy loại? Hãy cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Thời gian gần đây, cụm từ chứng khoán ngân hàng dường như đang xuất hiện ở hầu hết mọi con đường, ngõ ngách, từ thành thị cho đến nông thôn, từ doanh nhân cho đến công nhân, nông dân… Nhiều người chỉ nhìn thấy được cái lợi ích trước mắt mà lao vào như một con thiêu thân mà không hiểu bản chất thực sự của chứng khoán ngân hàng là gì, dẫn tới tiền mất, tật mang, nợ nần chồng chất.
Tìm hiểu về các loại biểu phí dịch vụ chứng khoán ngân hàng ACB
Chứng khoán ngân hàng là gì?
Định nghĩa chứng khoán theo quy định pháp luật hiện hành tại Khoản 3 Điều 1 Luật chứng khoán sửa đổi 2010, theo đó: Chứng khoán ngân hàng là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Chứng khoán ngân hàng là gì?
Có thể hiểu cụ thể như sau: Một cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của một ngân hàng. Các ngân hàng từ đây sẽ phát hành cổ phiếu ra thị trường, thường sẽ có hai loại: cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu một khi được hoán đổi cho nhau sẽ được gọi là “chứng khoán” – đại diện cho quyền sở hữu trong một doanh nghiệp. Hay nói cách khác khi bạn quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán nghĩa là bạn đang mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp nào đó.
Chứng khoán ngân hàng hiện nay có mấy loại?
Các loại chứng khoán ngân hàng phổ biến hiện nay có 3 loại cụ thể là:
Cổ phiếu
Cổ phiếu chính xác là một loại chứng khoán vốn, được dùng để xác nhận quyền sở hữu một phần tài sản của một công ty nào đó với cổ đông. Cổ phiếu có hai dạng là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Trái phiếu
Trái phiếu cũng được hiểu là chứng khoán nợ, người phát hành trái phiếu phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho những người sở hữu trái phiếu khi đến thời gian đáo hạn. Trái phiếu có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau như chủ thể phát hành, tính chất chuyển đổi, cách thức trả lãi, lãi suất cố định. Mỗi một loại sẽ có một công thức tính giá riêng.
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại chứng khoán ngân hàng là cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán.
Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán
-
Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phần của công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Chứng quyền thường đi kèm với Trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi cho phép công ty phát hành chỉ phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn mức bình thường. Thông thường những loại chứng quyền này có thể được tách riêng ra và được bán riêng không liên quan đến Trái phiếu và cổ phần.
-
Chứng khế hay còn được gọi là bảo chứng phiếu (cam kết bán) là một loại chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà người sở hữu nó có quyền được mua một số lượng chứng khoán nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
-
Chứng chỉ thụ hưởng: là giấy xác nhận quyền lợi của khách hàng là những nhà đầu tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định. Chứng chỉ này có thể được mua bán, giao dịch trên thị trường chứng khoán như các giấy tờ có giá trị khác. Chứng chỉ này do công ty tín thác đầu tư hay các quỹ tương hỗ phát hành (là tổ chức chuyên nghiệp thực hiện đầu tư theo sự uỷ nhiệm của khách hàng)…
Như vậy, với những kiến thức trên đây mà chúng tôi cung cấp, chắc hẳn các bạn đã có được cho mình đáp án của câu hỏi chứng khoán ngân hàng là gì rồi chứ? Và nếu như vẫn còn có ý kiến thắc mắc nào khác nữa về chứng khoán ngân hàng thì hãy gửi ngay đến cho các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank để nhận được lời giải đáp ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất nhé.